Posts

Hỏi đáp về Trường thiền với Carmen

Tập hợp từ link gốc: https://groups.io/g/dsg/topic/84883532 ---Carmen----:  Chào mọi người Thật lòng mà nói thì tôi đang vật lộn với toàn bộ những gì (mọi người đưa ra để) phản đối các Trung tâm thiền (meditation centers). Cái tôi không hiểu là sự khác biệt giữa Một tự ngã muốn đạt được một cái gì đó bằng cách làm gì đó và đi đến trung tâm thiền (và) Một tự ngã muốn đạt được một cái gì đó và tham gia nhóm pháp đàm nãy mỗi Thứ bẩy và học tập. Trong cả 2 trường hợp đều có 1 cái ngã muốn đạt được gì đó và nghĩ rằng nó cần phải làm gì đó để đạt được, và (như thế đều là) Hiểu sai , Con đường sai. Mà cả 2 cách đó đều là do duyên. Khi trí tuệ sinh khởi thì nó sinh khởi. Dù cho thế nào đi nữa. Vậy tại sao lại phản đối nó? Làm ơn giúp tôi hiểu thêm về việc này. ----Anh Giao ----: Cũng như bạn, tôi cảm thấy bối rối mỗi khi nhắc đến chủ đề này. Xin được tham gia vài ý: Tôi không nghĩ tất cả (mọi người) đều phản đối Trung tâm thiền. Chúng ta thường nói rằng Ý tưởng về 1 cái ngã cần được bào mòn dầ

Thập nhị nhân duyên nhìn lại

Image
Thập nhị nhân duyên; như được biết; giải thích cơ cấu nhân quả của vòng luân hồi. Thực tế, bạn đã đúng khi nói "luân hồi là ngay từng giây phút này", vì 12 nhân duyên cũng phản ánh bộ quy tắc mà theo đó các uẩn đang luân hồi từng sát na Tiếp tục với hướng tiếp cận kỹ thuật, bài viết này mô tả lại Thập nhị nhân duyên một cách tóm tắt từ góc độ các pháp chân đế (paramattha dhamma). Đầu tiên, chúng ta hãy nhắc lại một vài điểm cơ bản I. Vài điểm cơ bản Trong kinh điển Pali, Thập nhị nhân duyên được gọi tên chính thức là Paticca samuppada: Lý Duyên Khởi. Toàn bộ 11 mắt xích (có 11 mắt xích cho 12 yếu tố) được trình bầy dưới dạng Yếu tố làm duyên (Paccaya) dẫn đến Yếu tố được duyên lên (Paccayauppanna).  Yếu tố thứ nhất: Paccaya ở đây được hiểu là gồm cả các Nguyên nhân lẫn các Điều kiện trợ giúp cho Yếu tố thứ hai (Paccayauppanna) phát sinh. Yếu tố làm duyên thì bao gồm tất cả các pháp chân đế: tất cả các tâm (citta), các tâm sở (cetasika), các sắc pháp (rupa) cũng như Niết bàn