Hỏi đáp về Trường thiền với Carmen

Tập hợp từ link gốc: https://groups.io/g/dsg/topic/84883532

---Carmen----: 

Chào mọi người

Thật lòng mà nói thì tôi đang vật lộn với toàn bộ những gì (mọi người đưa ra để) phản đối các Trung tâm thiền (meditation centers). Cái tôi không hiểu là sự khác biệt giữa Một tự ngã muốn đạt được một cái gì đó bằng cách làm gì đó và đi đến trung tâm thiền (và) Một tự ngã muốn đạt được một cái gì đó và tham gia nhóm pháp đàm nãy mỗi Thứ bẩy và học tập. Trong cả 2 trường hợp đều có 1 cái ngã muốn đạt được gì đó và nghĩ rằng nó cần phải làm gì đó để đạt được, và (như thế đều là) Hiểu sai , Con đường sai.

Mà cả 2 cách đó đều là do duyên. Khi trí tuệ sinh khởi thì nó sinh khởi. Dù cho thế nào đi nữa. Vậy tại sao lại phản đối nó? Làm ơn giúp tôi hiểu thêm về việc này.

----Anh Giao ----:

Cũng như bạn, tôi cảm thấy bối rối mỗi khi nhắc đến chủ đề này. Xin được tham gia vài ý:

Tôi không nghĩ tất cả (mọi người) đều phản đối Trung tâm thiền. Chúng ta thường nói rằng Ý tưởng về 1 cái ngã cần được bào mòn dần dần với sự phát triển của hiểu biết. Như vậy, câu hỏi nên là “Đi đến trường thiền có giúp làm giảm sự dính mắc hay ý tưởng về ngã không?”

Ngay lập tức sau khoảnh khắc của cái thấy, chúng ta thấy “ai đó” hay “cái gì đó”, và ngay ở đó ý niệm về ngã đã xuất hiện. Như thế, “ý niệm đó” kéo ta cách xa với thực tại hiện giờ. Nếu không suy xét kỹ, rất dễ để mọi người có mong muốn hiểu sự thật tuyệt đối ngay bây giờ, để tự hiểu theo cách hiểu của mình cái gì là đúng cái gì là sai ….

Tôi biết thiền mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống và tôi cũng biết nhiều thiền sinh có cuộc sống rất đẹp. Nhưng vấn đề giải phóng khỏi ý niệm về ngã để đi đến Giác ngộ thì lại là vấn đề khác (Như ông John nói, tiêu chuẩn thế tục và tiêu chuẩn của đạo Phật là khác nhau)

 Hy vọng đó là vài gợi ý cho bạn.

---- Cô Nina ----:

Một câu hỏi hay và bạn cứ hỏi trên pháp đàm Thứ bẩy nhé.

Trường thiền hay Họp zoom, chúng ta đang nói về các nơi chốn theo nghĩa thế tục. Trong sự thật tuyệt đối: không nơi chốn, chỉ có tâm, tâm sở và sắc. Không có “tôi” phát triển bất cứ cái gì. Tất cả đều do duyên. Cái hiểu thực tại phát triển và điều đó có thể xẩy ra ở mọi hoàn cảnh.

Bạn viết: Một tự ngã muốn đạt được cái gì đó. Bạn cũng nói, đó là Con đường sai. Nhưng Đức Phật nói Gần gũi các thiện bạn hữu là điều quan trọng. Điều đó nghĩa là gì? Thiện bạn hữu giúp nhắc bạn rằng: Không có “tôi” trong nghĩa tối hậu. Và cũng hoàn toàn do duyên mà ta gặp hay ko gặp được Thiện bạn hữu. Khi chúng ta vô minh về duyên thì chúng ta xa cách sự thật. Không ai có thể bảo bạn đến đâu hay làm bạn với ai. Vì thế, thay vì nghĩ về nơi chốn, hãy nghe và suy xét chánh pháp, đến gần với Sự thật rằng không có tự ngã nào, chỉ có các thực tại do duyên.

----Roti ----:

Dear Carmen,

Hiểu biết có cách riêng của nó, không liên quan đến ham muốn/ mong cầu.

Tôi nghĩ nó sinh khởi vào những khoảnh khắc mong cầu không có mặt (nhờ vào sự thực là mong cầu, cũng như mọi pháp hữu vi, không thể sinh khởi liên tục)

Hiểu biết cũng không có tính chất cá nhân, nó không phải của ai hết vì thế không ai có thể làm nó sinh khởi.

Về mặt tinh thần: OK, “ai đó” có thể thử, vì nỗ lực là ko thể kiểm soát, ngoài tầm “tự ngã”, duyên khởi. Và đó là 1 thói quen mạnh mẽ. 

Ở đây chúng ta học về Thực tại. Nhưng như Ajahn nói: Cái học hỏi này không phải là “làm gì đó” với nó. (bởi vì hiểu biết có cách của riêng nó)

—— Sarah ——

Thật tốt khi bạn đưa lên những vấn đề mà bạn quan tâm/vật lộn với

Tôi đồng ý rằng bất cứ khi nào có ý niệm về ngã và “muốn đạt được một cái gì đó”, muốn đạt kết quả, thì đó là Con đường sai, cho dù hoàn cảnh hay bối cảnh thế nào. Tham luôn là tham và khi nó đi kèm với tà kiến, với ý niệm đạt được cái gì đấy cho tự ngã, nó dẫn đến hướng đi sai bất cứ khi nào nó sinh khởi

Như vậy, vấn đề ở đây là sự nguy hiểm của các tích luỹ mong cầu với tà kiến, bất kể hoàn cảnh thế nào. Nếu một người có ý niệm rằng Trường thiền hoặc một trung tâm giảng dậy sẽ “giải quyết” vấn đề của TÔI, nó cho thấy Hiểu biết về pháp là chưa đủ.

Những thực tại làm nên Con đường đúng và sai là do duyên. Như bạn nói, nếu có duyên cho trí tuệ sinh khởi, nó sẽ sinh khởi. Duyên cho trí tuệ sinh khởi là sự tích luỹ của trí tuệ quá khứ và sự nghe/ suy xét về Sự thật. Kể cả những người thời Đức Phật còn sống đã có rất nhiều tích luỹ thì vẫn phải nghe về Sự thật.

Một câu hỏi để bạn suy xét đó là liệu ở trong 1 Trường thiền có cơ hội để nghe rằng các pháp là vô ngã hay không? Liệu sẽ có Thiện bạn hữu ở đó nhắc nhở bạn rằng bất kỳ “cố gắng để làm gì đó” là Con đường sai không? ví dụ như cố gắng để tập trung vào 1 đối tượng như là hơi thở để có chánh niệm. Bạn sẽ được chỉ ra rằng “lựa chọn 1 đối tượng” hoặc “nhận biết bạn đang làm gì ví dụ như đang ngồi, đang ăn” là Con đường sai? Một điểm nữa bạn có thể suy xét là tại sao chẳng có Trường thiền nào thời Đức Phật còn tại thế và tại sao Ngài lại giảng về tất cả các loại thực tại cần được hiểu trong đời sống hằng ngày như Cái thấy bây giờ, và cái được thấy? Như bạn nói, mỗi thứ sinh lên bởi duyên và không có ai kiểm soát chúng dù chỉ trong 1 thoáng chốc.

 Chúc bạn những điều tốt đẹp nhất trên hành trình của mình và chúc bạn có thêm sự suy xét. Như Nina đã gợi ý, chúng ta có thể thảo luận thêm trong pháp đàm. Những điểm này giúp ích cho mọi người.

— An Le —

Chào các đạo hữu, cho phép tôi chia sẻ cách hiểu tại sao tôi phản đối, thực ra không phải là phản đối Trường thiền, mà là phản đối việc “ngồi thiền” theo cách đại chúng đang hiểu: Ngồi với 1 tư thế đặc biệt, im lặng theo dõi hơi thở hoặc …. và hy vọng sẽ đạt được sự tĩnh lặng. 

Trong buổi pháp đàm thứ 7, bà Jotika có đặt một câu hỏi thế này liên quan đến Thiền: “làm sao chúng ta có thể sống mà không có kỳ vọng”, và lúc sau anh Sukin có comment đại loại “Có việc”làm gì đó” hoặc “không làm gì đó” và cũng có những sự thực hành sai dựa trên hiểu biết sai lầm”, tôi thực sự tâm đắc với anh Sukin điều này. Điều tôi thu được từ những hỏi đáp trên là thế này:

 Trong cuộc sống sẽ luôn luôn có mặt “kỳ vọng”, kỳ vọng sinh khởi bởi duyên của nó, như mọi tâm sở khác. Không ai có thể dừng không cho kỳ vọng sinh khởi, vì vậy sẽ không bao giờ có chuyện “sống mà không kỳ vọng”, nhưng hãy nghĩ thế này: 

 Mọi người đều sống, ăn, ngủ …., nhưng chỉ có 1 số người hút thuốc (cho thư giãn), có một số người không hút thuốc và có một số người có thể bỏ hút thuốc, với sự hiểu biết rằng hút thuốc chả đem lại lợi ích gì. 

Tương tự như vậy:

 - Không ai ngăn được việc “làm gì đó”

 - Không ai ngăn được viêc “tập trung” vào thứ gì đó

 - Không ai dừng được việc kỳ vọng, mong muốn, nhưng

 - Việc thực hành sai lầm (vd. tập trung vào thứ gì đó một cách đặc biệt để Tôi có thể Tĩnh lặng) thì có thể được dừng lại, với hiểu biết rằng việc đó là 1 trở ngại cho Con đường

—— Robert —

Hãy nghĩ về Cái thấy. Nó xẩy ra vô cùng nhiều lần trong ngày phải không. Thế nhưng thực ra cái thấy chỉ sinh lên cực kỳ ngắn ngủi do các duyên hết sức phức tạp - chẳng ai làm cho nó sinh khởi được, nhưng nếu có đủ duyên thì nó bắt buộc phải sinh khởi.

Chúng ta coi (việc nhìn thấy) là đương nhiên, nhưng ít nhất hãy hiểu sự sinh khởi của cái thấy cũng kỳ diệu chả kém gì sự sinh khởi của Tứ niệm xứ. Từ góc độ này mà nói thì bạn có thể bảo ai đó làm thế nào đó để có Tứ niệm xứ không? Nó giống như là giải thích với ai đó Làm sao để có thể nhìn thấy vậy. Nếu họ có mắt (do Nghiệp và các duyên khác mà có) thì họ phải nhìn thấy, còn nếu họ không có mắt thì ….

Vì thế chúng ta ko gửi trẻ em đến các trường chuyên biệt để huấn luyện chúng làm thế nào để có thể nhìn, nghe, ngửi, nếm …. Nếu chúng có tai mắt mũi lưỡi thì chúng sẽ kinh nghiệm mầu sắc, âm thanh, …. Tất cả những gì chúng cần là mở mắt. Nhưng nếu chúng ko có mắt hoặc hỏng mắt thì chẳng có khối lượng luyện tập/ quyết tâm/ nỗ lực hay ý chí nào có thể khiến chúng nhìn thấy được.

 Cũng vậy, các đối tượng như cảm giác, tính cứng, ham muốn, sự tránh né …. và tất cả những đối tượng khác được kể ra ở Kinh satipathana đều đang sinh khởi mọi lúc. Cho dù 1 người có tập trung hay không tập trung, cho dù 1 người ngồi dưới 1 gốc cây, tiểu/đại tiện, đi lên xuống, nhìn đằng sau, nhìn đằng trước thì các đối tượng luôn có thể xuất hiện. Nhưng cũng giống như mầu sắc trước mắt một người mù, bản chất của thực tại bị che lấp với người thiếu Chánh Kiến. 

Mặt khác, nếu Chánh kiến đã vững chắc, các đối tượng ấy bắt đầu hé lộ bản chất tột cùng của chúng, không phải vì có ai đó muốn như vậy. Không phải bởi vì trí tuệ “muốn” biết mà đơn giản vì con mắt trí tuệ đã mở ra và không còn bị ngăn trở. Như thế ta không cần phải nghĩ về những phương pháp đặc biệt nào, cũng như không cần phương pháp nào để dậy trẻ em nhìn thấy đối tượng cả.


Comments

Popular posts from this blog

Thập nhị nhân duyên nhìn lại